BẰNG CỬ NHÂN ĐẠI HỌC

Đối với một đất nước có hơn 90 triệu dân, có nguồn nông sản phong phú, cùng tốc độ phát triển kinh tế ổn định, dễ hiểu là nhu cầu về thực phẩm luôn ở mức rất cao – đặc biệt là đối với các loại thực phẩm chế biến an toàn, tiện lợi. Không chỉ phục vụ thị trường trong nước, thời đại hội nhập mạnh mẽ đang khiến ngành Công nghiệp thực phẩm Việt Nam buộc phải nâng cao chất lượng để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Vậy nên, Ngành Công nghệ thực phẩm đang là ngành đứng thứ hai trong ba nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực đến năm 2025, đặc biệt là vô cùng  “khát” nguồn nhân lực. Học ngành này, cơ hội việc làm trong tương lai của sinh viên vô cùng rộng mở, luôn luôn được chào đón ở nhiều vị trí khác nhau. Một ngành được ứng dụng rộng rãi nhất trong đời sống và được nhiều học sinh quan tâm.

Tổng quan về ngành Công nghệ thực phẩm

Công nghệ Thực phẩm là ngành chuyên về lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản; kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất – bảo quản, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm hoặc dược phẩm, hóa học,…

Ứng dụng của Công nghệ Thực phẩm là vô cùng đa dạng, vì tất cả những gì liên quan đến đồ ăn thức uống, an toàn thực phẩm đều có thể ứng dụng kiến thức ngành học này. Vì vậy, trong những năm trở lại đây, ngành công nghệ thực phẩm đã có những bước tiến dài và vững chắc trên con đường hội nhập và phát triển.

Đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm

Ngành xét tuyển khối nào?

A00: Toán, Vật lý, Hóa học

A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh

A02: Toán, vật lý, sinh học

B00:Toán, hóa học, sinh học

Các ngạch nhỏ trong ngành:

– Công nghệ thực phẩm
– Công nghệ sau thu hoạch
– Công nghệ các sản phẩm lên men
– Quản trị chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm

cong-nghe-thuc-pham

Học Ngành Công Nghệ Thực Phẩm tại EAUT

Học CNTP tại EAUT sinh viên sẽ được đào tạo theo hướng thực hành ứng dụng, cụ thể:

– Được đào tạo theo phương pháp “Học tập chủ động, giảng dạy năng động” để sinh viên nắm vững kiến thức cơ bản và kiến thức nền tảng như hóa sinh, vi sinh, hóa phân tích, các quá trình cơ bản trong công nghệ thực phẩm, thiết bị sản xuất thực phẩm.

– Được đào tạo chuyên sâu về kiến thức chuyên ngành như công nghệ chế biến các thực phẩm chủ yếu, quản lý chất lượng và phân tích chất lượng nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm…

– Được thực hành tại các phòng thí nghiệm của trường Đại Học Công Nghệ Đông Á, viện nghiên cứu liên kết và kiến tập, thực tập tại các nhà máy, công ty, doanh nghiệp sản xuất thực phẩm ngay từ năm thứ nhất, năm 2 đại học.

– Được học tập dưới sự hướng dẫn trực tiếp của các giáo sư, các tiến sỹ chuyên ngành, các giảng viên chuyên môn cao.

– Kết hợp vừa học tại giảng đường, vừa đào tạo thực hành tại phòng thí nghiệm, tại các công ty nhà máy của các tập đoàn thành viên như: POLYCO, HABECO, SABECO….

Chiến lược đào tạo

–  Hai năm đầu, sinh viên được đào tạo khối kiến thức đại cương và cơ sở ngành gắn với định hướng ứng dụng Công nghệ thực phẩm, sớm tiếp cận các hệ thống máy móc, các mô hình công nghệ hiện đại, phát triển kỹ năng mềm toàn diện.

– Từ năm 3, sinh viên ngành công nghệ thực phẩm, trường đại học Công Nghệ Đông Á dược đào tạo  và học tập tập thực tế tại các nhà máy thực phẩm lớn như: các nhà máy bia thuộc SABECO, nhà máy sữa vinamilk, nhà máy sản xuất cồn…

Mục tiêu của chiến lược đào tạo giúp sinh viên luôn tự tin vào chuyên ngành, tiếp cận và thích ứng nhanh chóng trong công việc, là thế mạnh cho sinh viên đi phỏng vấn xin việc làm.

Vậy nên khi có mong muốn học ngành công nghệ thực phẩm thì bạn hãy tham khảo ngay chương trình đào tạo ngành tại Đại học Công Nghệ Đông Á, bạn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời và một tương lai tươi sáng.

Chương Trình Đào Tạo: Xem thêm chi tiết tại đây

Nhu cầu nhân lực
– Ngành Công nghệ Thực phẩm là ngành được xếp thứ hai trong ba nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực giai đoạn 2015 – 2025. Song thị trường nhân lực của ngành đang thiếu những kỹ sư, cử nhân trình độ chuyên môn cao, tay nghề vững vàng.
– Học ngành Công nghệ Thực phẩm cũng đồng nghĩa với việc bạn đã chọn một mảnh đất màu mỡ để khai thác và thể hiện bản thân.

Triển vọng nghề nghiệp ngành Công Nghệ Thực Phẩm

Trung bình ngành Công Nghệ Thực Phẩm hàng năm nước ta cần phải có 8000 kỹ sư, cử nhân mới đáp ứng được, trong khi các trường đại học trong cả nước đào tạo được khoảng 5000 kỹ sư, cử nhân trong ngành do đó sinh viên học ngành CNTP nhiều sinh viên chưa tốt nghiệp đã có thể tìm được việc làm. Cụ thể một số vị trí mà sinh viên ra trường có thể làm việc trong :

–  Các nhà máy, công ty, doanh nghiệp sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm công lập, tư nhân, liên doanh với nước ngoài và có vốn đầu tư nước ngoài (ví dụ như các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất rượu-bia-nước giải khát, thịt sữa, bánh, kẹo…)

– Làm công tác nghiên cứu, phân tích, kiểm nghiệm tại các viện nghiên cứu và các viện, trung tâm phân tích, kiểm nghiệm chuyên ngành.

– Các cơ quan quản lý nhà nước ( các cục, các bộ, ngành)

– Các đơn vị tư vấn( thiết kế, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng lương thực…) Các trung tâm dinh dưỡng, trung tâm y tế.

– Giảng  dạy  tại  các  trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp nghề có đào tạo ngành Công Nghệ Thực Phẩm.

Học Phí

Học Phí: 22.000.000 vnđ/năm. Xem thêm chi tiết Tại đây

Trường Đại học Công nghệ Đông Á có đội ngũ lãnh đạo, giảng viên là các nhà giáo, nhà khoa học đầu ngành như Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Văn Thuận – Hiệu trưởng đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2005 với cụm công trình “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ cơ khí – tự động hóa trong công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm” đem lại những giá trị to, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển nền kinh tế quốc dân, khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật.
Bên cạnh đó, trường còn có đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên giàu kinh nghiệm và đội ngũ giảng viên thỉnh giảng uy tín, tham gia giảng dạy tại trường.

Danh sách cán bộ chủ chốt của ngành

  • co hoai tram 2

    PGS.TS Nguyễn Thị Hoài Trâm

  • Quá trình đào tạo:
    • 2006: Nhận học hàm Phó Giáo sư
    • 1999: Thực tập sinh khoa học, Trường Đại học Tổng hợp California, Mỹ.
    • 1999: Thực tập sinh khoa học, Trường Đại học Tổng hợp Hokkaido, Sapporo, Nhật Bản
    • 1995: Thực tập sinh khoa học, Trường Đại học Tổng hợp New South Wales, Sydney, Australia
    • 1992: Tiến sĩ, Trường Đại học Công nghệ thực phẩm Kiev, Cộng hòa Ukraine
    • 1979: Cử nhân, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
    Quá trình công tác:
    • 2015 – nay: Giảng viên Trường Đại học Công nghệ Đông Á.
    • 2013 – nay:Cố vấn khoa học công nghệ và phát triển sản phẩm, Công ty Cổ phần Công nghệ xanh Nhật Minh
    • 2001 – 2012: TS, NCVC, Phó viện trưởng, Chủ nhiệm bộ môn; Viện Công nghệ Thực phẩm
    • 1992 – 2001: Nghiên cứu viên chính, Phó chủ nhiệm bộ môn; Chủ nhiệm bộ môn, Viện Công nghệ Thực phẩm
    • 1988 -1992: Nghiên cứu sinh Tiến sĩ, Trường Đại học Công nghệ thực phẩm Kiev, Cộng hòa Ukraine
    • 1980 – 1988: Nghiên cứu viên, phòng Vi sinh, Viện Công nghệ thực phẩm
    Công trình nghiên cứu khoa học điển hình
    • 2007 – 2010: Đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất thực phẩm chức năng bổ sung vi sinh vật”
    • 2011 – 2013: Đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất chất thơm từ các chủng nấm men chuyển hóa chất béo (Oleaginous yeast) và ứng dụng trong công nghệ sản xuất thực phẩm, mỹ phẩm
    • 2010 – 2012: Đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ điều chế lovastatin làm thuốc”
    • 2009 – 2011: Đề tài: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm Monacolin có tác dụng giảm cholesterol và chất màu vàng thực phẩm từ nấm sợi Monascus
    • 2008: Đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất một số thực phẩm chức năng và chế biến saponin từ cây rau má.
    Thành tựu hoạt động khoa học và công nghệ đạt được
    • Chuyển giao công nghệ sản xuất mứt quả cho Công ty Cổ phần thực phẩm Sannam, Sản phẩm công ty đã được bán rộng rãi trong nước và xuất khẩu.
    • Tham gia phát triển, nhân rộng, chuyển giao công nghệ sản xuất và thương mại hóa một số sản phẩm đồ uống dạng bột tan nhanh uống liền và thực phẩm chức năng từ nguyên liệu tự nhiên
  • anh chi ngoc cntp 2 2

    TS. Nguyễn Thanh Ngọc

  • Quá trình đào tạo:
    • 2017: Tiến sỹ, Công nghệ Thực phẩm, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
    • 2007: Thạc sỹ Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
    • 2005: Kỹ sư, Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
    Quá trình công tác:
    • 2017-đến nay: Trưởng phòng Khoa học công nghệ – Trường đại học Công Nghệ Đông Á.
    • 2011-đến nay: Viện phó viện công nghệ Đức Việt, tập đoàn Polyco
    • 2005-2011: Cán bộ phòng kỹ thuật dự án, tập đoàn Polyco
    Lĩnh vực giảng dạy:
    • Nguyên liệu Thực phẩm
    • Công nghệ Malt Bia
    • Thực phẩm chức năng
    • Bảo quản Thực phẩm
    • Các giải pháp tiên tiến trong công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch
    • Các giải pháp tiên tiến trong công nghệ tận dụng các nguyên liệu thải của ngành thực phẩm, ứng dụng cho sản xuất thực phẩm.
    Lĩnh vực nghiên cứu:
    • Ứng dụng công nghệ thực phẩm từ thực tiễn đến sản xuất
    • Phát triển chế biến và ứng dụng thực phẩm từ phụ phẩm ngành thực phẩm
    • Phát triển thực phẩm đồ uống
    Đề tài khoa học tham gia:
    • 2017-2018: Chủ trì đề tài NCKH: “Nghiên cứu giải pháp công nghệ thiêt kế và chế tạo hệ thống thiết bị thủy phân liên tục bã nấm men bia. B2017-DAD -03. Bộ Giáo dục và Đào tạo”
    • 2012-2013: Tham gia nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thiết kế hệ thống sấy bã bia sử dụng nhiệt dư của nhà máy bia”. 192.12/RD. Bộ Công Thương
    • 2012-2013: Tham gia nghiên cứu, xây dựng định mức tiêu hao năng lượng cho lĩnh vực Rượu, Bia, Nước giải khát Việt Nam. 191.12/RD. Bộ Công Thương.
    Công trình khoa học đã công bố:
    • Nguyen Thi Thanh Ngoc, Dinh Van Thuan, Dinh Van Thanh, Quan Le Ha (2015). Study on factors influencing the degree of protein hydrolysis from spnet brewer’s yeast . Journal of Science and Technology – VietNam Academy of Science and Technology, 5C, pp. 265 – 272.
    • Nguyen Thi Thanh Ngoc, Quan Le Ha (2016). Relationship between bitterness of brewer’s yeast hydrolysate and hydrophobic amino acid content. Journal of Science and Technology – VietNam Academy of Science and Technology, 54 (2C), pp. 458 – 464.
    • Nguyen Thi Thanh Ngoc, Dinh Van Thuan, Dinh Van Thanh, Quan Le Ha (2016). Optimization for batch proteolytic hydrolysis of spent brewer’s yeast by using protease. Journal of Science and Technology – VietNam Academy of Science and Technology, 54 (4A), pp. 181 – 188.
    • Nguyen Thi Thanh Ngoc, Dinh Van Thuan, Dinh Van Thanh, Quan Le Ha (2016). Influence of factors on the bitterness and sensory taste in protein hydrolysate from spent brewer’s yeast. Journal of Science and Technology – VietNam Academy of Science and Technology, 54 (4A), pp. 172 – 180.
    • Nguyen Thi Thanh Ngoc, Quan Le Ha, Dinh Van Thuan, Dinh Van Thanh (2016). Optimization for continuous overflow proteolytic hydrolysis of spent brewer’s yeast by using protease. Journal of Biotechnology – VietNam Academy of Science and Technology, 54 (4A), pp. 158-164.
    • Nguyen Thi Thanh Ngoc, Dinh Van Thuan, Dinh Van Thanh, Quan Le Ha (2017). Influences of technological hydrolysis condition on nucleic acid content of spent brewer’s yeast hydrolysate. Journal of Biotechnology – VietNam Academy of Science and Technology, 54 (4A), pp. 232-239.
    Hội thảo khoa học quốc tế:
    • Nguyen Thi Thanh Ngoc, Dinh Van Thuan, Dinh Van Thanh, Quan Le Ha (2017). Optimization for proteolytic hydrolysis spent brewer’s yeast by continuous circulation method. AFC conference.

A. Mục tiêu chung: Chương trình giáo dục trình độ đào tạo đại học ngành Công nghệ Thực phẩm tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á tạo ra môi trường học tập lý tưởng giúp người học trau dồi, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp; cung cấp cho người học những điều kiện cần và đủ để hoàn thiện những kỹ năng cơ bản, thiết yếu phục vụ công tác trong lĩnh vực chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiêp 4.0; đồng thời là cơ sở để người học tiếp tục học tập nâng cao năng lực và trình độ ở các bậc đào tạo sau đại học.
B. Chuẩn đầu ra theo từng yêu cầu cụ thể:
1. Yêu cầu về đạo đức, nhân cách, lối sống:
– Có lập trường chính trị tư tưởng vững vàng, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, hiểu biết về các giá trị đạo đức và ý thức trách nhiệm công dân;
– Có hiểu biết về văn hóa – xã hội, kinh tế và pháp luật;
– Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp;
– Có ý thức học tập để nâng cao năng lực và trình độ;
– Có ý thức rèn luyện sức khỏe để làm việc.
2. Yêu cầu về kiến thức, chuyên môn: – Hiểu các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam;
– Có kiến thức cơ bản trong trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học cơ bản;
– Có kiến thức cơ bản về kinh tế và quản lý, có phương pháp luận cơ bản trong học tập và nghiên cứu khoa học;
– Trình độ ngoại ngữ: TOEIC 450
– Hiểu biết các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn:
– Vận dụng được khối kiến thức cơ bản như toán, xác suất thống kê, vật lý, hóa học, sinh học phân tử, sinh thái môi trường, phương pháp tiếp cận khoa học,… vào cuộc sống cũng như nghề nghiệp
– Vận dụng được các kiến thức cơ sở chuyên ngành như vi sinh thực phẩm, hóa sinh thực phẩm, hóa học thực phẩm, kỹ thuật thực phẩm để giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chuyên ngành công nghệ thực phẩm.
– Áp dụng kiến thức chuyên ngành Công nghệ thực phẩm để giải thích, phân tích các vấn đề trong quản lý, nghiên cứu và sản xuất tạo ra sản phẩm thực phẩm đáp ứng được nhu cầu xã hội.
– Có khả năng phân tích và giải quyết được những nảy sinh trong thực tiễn mà lý thuyết còn hạn chế đề cập đến để bổ sung cho lý thuyết thông qua tiếp cận thực tế các viện, trung tâm nghiên cứu, các cơ sở sản xuất, các nhà máy. Phân tích được vấn đề trong nghiên cứu và sản xuất về lĩnh vực ngành bằng thực tập nghề nghiệp và thực tập tốt nghiệp.
– Có năng lực phát triển chuyên môn, tiếp tục nghiên cứu và học tập nâng cao trình độ.
3. Yêu cầu về kỹ năng làm việc:
– Hình thành kỹ năng nghề nghiệp như phân tích và đánh giá chất lượng sản phẩm, chế biến các sản phẩm từ động vật và thực vật để tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm;
– Vận dụng được các kỹ thuật công nghệ trong chế biến thực phẩm như chế biến thịt, trứng, sữa, chế biến chè, sản xuất rượu bia nước giải khát… ;
– Sử dụng thành thạo các thiết bị, dụng cụ thí nghiệm trong nghiên cứu khoa học và trong thực tiễn sản xuất;
– Biết cách khai thác và sử dụng các phần mềm thống kê ứng dụng trong công nghệ thực phẩm;
– Xây dựng được kế hoạch, phương pháp trong nghiên cứu chuyên môn;
4. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp:
– Vị trí công tác: Có khả năng đảm nhiệm công tác quản lý, sản xuất: Cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ chuyển giao khoa học công nghệ…;
– Nơi làm việc: Các cơ quan hành chính, sự nghiệp của nhà nước từ trung ương đến địa phương như các sở, viện, trung tâm nghiên cứu, các công ty, nhà máy sản xuất, các chương trình, dự án… liên quan đến ngành Công nghệ thực phẩm;
5. Khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:
– Có khả năng học tập chuyển đổi linh hoạt trong các lĩnh vực đào tạo có liên quan đến chuyên ngành;
– Có khả năng tự học tập và nghiên cứu tài liệu để nâng cao trình độ và cập nhật các kiến thức mới trong công việc.